Bộ truyện tranh kinh dị Đợi được sáng tác dựa trên tác phẩm văn học Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam với thể hiện vô cùng trừu tượng, ma mị nhưng lại khắc hoạ được rõ nét hình tượng "mẫu" trong tác phẩm gốc, để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem.
Bộ truyện tranh kinh dị Đợi là đồ án tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, ĐH Kiến trúc của bạn Nguyễn Trần Duy Tự (1992). Bộ ảnh dựa trên tác phẩm văn học nổi tiếng Hai đứa trẻ (Thạch Lam) từng được nhiều học sinh yêu thích.
|
Đồ án tốt nghiệp dựa trên tác phẩm văn học "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam) của chàng trai 9x.
|
Khác hẳn với không khí trầm, buồn man mác, mang hơi thở nhịp sống nơi phố huyện nghèo xưa mà Thạch Lam xây
dựng, Duy Tự lại khai thác mang sắc thái khá kinh dị. Hình tượng gần
gũi của chị em Liên được lột tả bằng tạo hình ma mị, sự rùng rợn của
bóng đêm lúc chờ đoàn tàu tới...
Tác giả đã sử dụng tổn thương
thể chất để diễn đạt tổn thương tinh thần của từng nhân vật. Cô bé Liên
trong truyện là một đứa trẻ còn nhỏ tuổi nhưng có cái nhìn cuộc đời già
dặn. Khi đọc truyện, tác giả cảm thấy cảm xúc của nhân vật không trọn
vẹn nên diễn tả Liên như một cô bé với cái lỗ trống rỗng trên mặt. Liên
luôn nhìn về phía xa với một lỗ hổng sâu và ám ảnh trong tâm hồn...
|
Hai nhân vật chính bị khoét ở mặt và bụng để diễn tả sự tổn thương về tinh thần.
|
Sự phá cách lạ lẫm này của chàng trai 9x vấp phải phản ứng trái chiều từ người xem.
Long Nguyên khen ngợi: "Cảm
xúc trong mạch truyện tốt, màu và nét tuyệt vời. Mặc dù xây dựng hình
tượng nhân vật hơi ghê rợn nhưng mình thích sự phá cách và cá tính của
bạn".
"Truyện gần gũi và đầy cảm xúc, măc dù nó khá trừu tượng, siêu thực, mang tính chất ma mị. Nếu như ai chưa từng đọc Hai đứa trẻ thì hơi khó để hình dung ra câu chuyện mà tác giả đang kể. Sự đột phá trong cách xây dựng nhân vật đem đến cho người xem những cao trào so với sự nhẹ nhàng, có phần ảm đạm trong tác phẩm chính", Dan Nguyên nói.
|
Chị em Liên ngồi đợi đoàn tàu trong màn đêm tĩnh mịch.
|
Tuy nhiên, nhiều độc giả yêu mến Hai đứa trẻ lại không đồng
tình với cách xây dựng này: "Sự mong ngóng của chị em Liên, cộng với
không gian êm đềm, tĩnh lặng mà Thạch Lam thể hiện khó mà quên được. Nét
trầm buồn tạo cho người xem sự khắc khoải. Việc xây dựng theo lối ma mị
như vậy vô tình đánh mất đi những cảm xúc ấy", Hạnh Nguyên bình luận.
Hoàng Linh suy nghĩ: "Ý đồ về không gian của tác giả xây dựng ở đây nhiều ánh sáng, nhiều tương phản, kịch tính và ít cảm giác thấm thía. So với không gian trong Hai đứa trẻ
thì khác rất nhiều. Lối viết của Thạch Lam mang không khí như một bản
nhạc cổ điển, tối màu nhưng không đe dọa, nhẹ nhàng, ru ngủ nhưng thấm
thía. Không nhiều người viết tạo được không khí đó và việc mô phỏng nó
lại càng khó...".
|
Tiếng thét ghê rợn từ đoàn tàu...
|
|
....và sự trống trải của hai tâm hồn trẻ thơ khi đối mặt với bóng đêm.
|
Tác giả Duy Tự chia sẻ với chúng tôi: "Khi nhận chủ đề mình đã nghĩ ngay tới tác phẩm Hai đứa trẻ
này. Đây là một tác phẩm khó chuyển thể thành một dạng khác ngoài lời
văn, nên mình muốn thử thách bản thân phá cách dưới dạng hình ảnh. Vì
mạch truyện của Thạch Lam có phần nhẹ nhàng, sâu lắng và man mác buồn
nên mình sợ sẽ bị chán nên đã quyết định thêm chút không khí kinh dị,
nhân hóa màn đêm và đoàn tàu, bẻ cong bối cảnh, tạo hình nhân vật với
những khiếm khuyết... nhằm tạo sự mới mẻ".
Đồ án được tác giả thực hiện
trong 3 tháng. Khó khăn nhất với Duy Tự là làm sao lúc vẽ phải giữ được
mạch truyện không bị rời rạc. Việc duy trì không khí truyện và tạo điểm
nhấn là cảm giác rùng rợn cho người xem cũng là vấn đề lớn khiến chàng
trai 9x đau đầu.
Nói về sự trừu tượng, khó hiểu trong tác phẩm, tác giả cho biết: "Đợi
không theo một phong cách thể hiện cụ thể nào. Truyện mình minh họa
theo hơi hướng siêu thực. Mình không muốn người đọc bị gò bó trí tưởng
tượng, có thể đọc mà không cần hiểu. Mong muốn của mình là người đọc sẽ
được tự do nghĩ theo cách mà họ muốn".
|
Chân dung tác giả Duy Tự.
|
Đồ
án tốt nghiệp này được hội đồng thẩm định nhận xét khác nhau. Duy Tự
chia sẻ, hầu hết các thầy cô đều không hài lòng về cách xử lý nhân vật,
bối cảnh và các tình tiết kinh dị, nhưng về mặt thẩm mỹ thì tốt.
"Mình
không cảm thấy sốc trước những ý kiến đó bởi ngay từ đầu mình đã định
hướng là phải làm bản thân hài lòng, cảm thấy thoải mái.... Việc lắng
nghe những nhận xét trái chiều nhau cũng thú vị, bởi không phải ai cũng
ghét bộ tranh này", Duy Tự cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét